Tips làm bài các Part trong đề thi TOEIC

TOEIC là một trong những bài kiểm tra tiếng Anh phổ biến và quan trọng đối với những ai đang học tập hoặc làm việc trong môi trường quốc tế. Tuy nhiên, với cấu trúc gồm nhiều phần khác nhau, mỗi phần lại có dạng câu hỏi và yêu cầu riêng, việc ôn luyện một cách hiệu quả không phải là điều dễ dàng. Hiểu rõ đặc điểm từng phần thi và nắm vững những mẹo làm bài phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tránh bẫy và đạt điểm số cao hơn. Trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ những tips quan trọng cho từng part trong đề thi TOEIC – từ Listening đến Reading – giúp bạn tự tin hơn trong quá trình luyện thi và khi bước vào phòng thi thực tế.

Bắt đầu nào!

Khi đề đọc đoạn giới thiệu thì xem trước các hình Part 1 và một số câu hỏi/câu trả lời Part 3 và dịch thử các câu đó để khi tới Part 3 không bị bỡ ngỡ. Lưu ý: theo quy định bài thi không được lật qua hay làm phần bài đọc khi làm phần nghe.

Phần nghe:
Nếu còn nhiều thời gian ôn thi thì nên xem thêm game show hay phim tiếng Anh để luyện nghe.
Nếu còn ít thời gian thì luyện nghe và xem script các đề TOEIC.
Tập đọc đúng âm => nhấn đúng âm tiết => tập đọc nối âm.

Part 1. Lưu ý các từ đồng âm khác nghĩa, hoặc các từ có nghĩa khác nhau trong ngữ cảnh khác nhau (như “a glass” là cái ly thủy tinh, còn “a pair of glasses” là cặp mắt kính). Ôn lại chủ yếu thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn và hiện tại hoàn thành được dùng nhiều khi tả tranh (ôn cả dạng chủ động và bị động).

Part 2. Nghe kỹ từ để hỏi (what, where, how long,…) thường ở đầu câu hỏi để trả lời đúng. Chỉ nghe chủ yếu danh từ và động từ, không cần để ý quá chi tiết, nếu có chữ không hiểu được thì bỏ qua hoặc đoán nghĩa. Những câu trả lời như: I don’t know. I have no idea. Let me ask … Let me check … It hasn’t been decided yet. thường là câu trả lời đúng. Vì chỉ có 3 đáp án nên áp dụng loại trừ đáp án sai sẽ có hiệu quả khá tốt.

Part 3. Vì có nhiều người nói nên khi đọc câu hỏi cần xác định câu hỏi đó hỏi về người nam hay nữ, hay người có tên khác. Khi nghe tới lượt người nào nói thì chú ý đến các câu hỏi liên quan đến người đó. Nên chọn các từ khóa của câu hỏi để nhớ (từ khóa là từ mang nhiều ý nghĩa nhất trong câu). Phải nhớ cả 3 câu hỏi vì thứ tự hỏi có thể khác với thứ tự nghe được. Cũng nên đọc sơ qua phần đáp án trước để khi nghe được đáp án nào sẽ chọn được nhanh, không tốn thời gian đọc đáp án. Mặc dù lúc đọc đáp án lần đầu sẽ không thể nhớ hết được nhưng khi nghe ra đáp án sẽ tìm lại vị trí nhanh hơn.

Part 4. Ngoài các lưu ý như part 3 thì phần này chỉ có 1 người nói và thường đoạn độc thoại khá ngắn nên phải lưu ý tập trung bắt được các ý, không lơ là trong phần này. Vì có 1 người nói nên phần này có phần dễ hơn part 3 khi không cần phải lưu ý tới lượt ai đang nói.

Phần đọc:
Vì phần đọc làm sau phần nghe nên để phân bổ sức hợp lý thì nên làm Part 7 trước khi làm Part 5 và 6.

Part 7:
Thứ tự làm bài: đọc câu hỏi => tìm ý trên đoạn văn => so với đáp án.
Mỗi câu không nên làm quá 1 phút. Nếu thấy thời gian giành cho 1 câu vượt quá 1-2 phút thì chuyển sang câu khác. Cuối giờ nếu còn thời gian thì quay lại các câu chưa làm được hoặc chọn bừa vì câu sai không bị trừ điểm.
Các câu đầu thường là các câu tổng quát nên chỉ cần đọc vài dòng đầu là có thể trả lời được.
Các câu hỏi về chi tiết thì xác định từ khóa rồi tìm từ khóa trên đoạn văn, sau đó đọc câu có chứa từ khóa để trả lời câu hỏi.
Các câu hỏi tìm từ đồng nghĩa thì phải ghép 4 đáp án vào câu để dựa vào ngữ cảnh xác định đúng từ, không nên chọn theo nghĩa mà bạn biết vì 1 từ có nhiều nghĩa.
Các câu hỏi có chữ NOT thì thứ tự làm bài là: đọc câu hỏi => đọc đáp án A => tìm trên đoạn văn (nếu có thì loại A) => đọc đáp án B => tìm trên đoạn văn (nếu có thì loại B) => … => tương tự đến đáp án cuối (đáp án nào không bị loại thì chọn). Vì câu loại này đòi hỏi thời gian nhiều nên thường được để lại làm sau.
Các câu hỏi có chữ suggested, implied, indicated là dạng câu hỏi suy luận nên phải hiểu cả đoạn mới làm được => nên để lại làm sau cùng.

Part 5:
Đọc lướt câu => đọc đáp án để xác định loại câu hỏi => nhìn lên khoảng trống xác định đáp án.
Câu hỏi từ loại: không cần dịch nhiều, chỉ xác định loại từ cần điền, tìm loại từ đó trong các đáp án để chọn.
Câu hỏi ngữ pháp: không cần dịch nhiều, xác định cấu trúc ngữ pháp, tìm thành phần còn thiếu trong các đáp án để chọn.
Câu hỏi từ vựng: dịch sơ các từ quan trọng trong câu để ghép với đáp án, không cần dịch chi tiết, dựa vào nền tảng ngữ pháp để dịch theo cụm chứ đừng dịch từng từ sẽ dễ hiểu sai ý. Nếu gặp từ không hiểu thì đoán nghĩa, không được để mất nhiều thời gian.

Part 6:
Phần này đòi hỏi dịch câu nhiều hơn Part 5. Nếu là câu từ loại hay ngữ pháp thì cách làm như Part 5. Nếu là câu từ vựng thì thường phải dịch cả câu để tìm câu trả lời đúng. Đôi khi phải dịch cả câu ở trước hoặc sau chỗ trống để có đủ dữ kiện. Việc xác định ý chung của cả bài cũng sẽ giúp ích cho phần này nên đòi hỏi khả năng suy luận tìm chủ đề của cả bài.

  • PMP English – Tiên phong đào tạo tiếng Anh toàn diện cho người mới bắt đầu
  • 0909.143.358
  • 34 Hồ Thị Tư, phường Hiệp Phú, Thủ Đức
  • 1D Dân Chủ, phường Bình Thọ, Thủ Đức
  • 411 Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận Thủ Đức